Site icon Cộng đồng người dùng sữa Việt Nam 24H

Bật mí những mẹo thú vị khi chọn sữa chua cho những người bệnh tiểu đường

1. Thành phần dinh dưỡng của sữa chua:

Thành phần chủ yếu tạo nên sữa chua chính là sữa tươi được ủ lên men. Sữa chua được lên men tự nhiên nhờ men lactose có trong sữa tươi, trong quá trình này sẽ hình thành acid lactic, khiến protein có trong sữa đông sệt lại và tạo nên vị chua đặc trưng.

Sữa chua được làm từ sữa nên chứa nhiều chất dinh dưỡng, sữa chua có thể chứa hàm lượng protein, chất béo, năng lượng, các vitamin như vitamin B12, vitamin B2, vitamin D,…các khoáng chất như magie, canxi,..và nhất là lượng lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nhờ đó, sữa chua được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sữa chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, béo phì,..

2. Mẹo chọn sữa chua tốt cho người bệnh tiểu đường:

Hiện nay, có rất nhiều dòng sữa chua có mặt trên thị trường như dòng không đường, ít đường, bổ sung thêm hoa quả, hương vị khác nên ít thì nhiều sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng.

Đối với những ai bị bệnh tiểu đường thì không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp, sau đây là một số tiêu chí chọn sữa chua tốt cho người bệnh tiểu đường đúng cách.

Năng lượng:

Năng lượng trong sữa chua khoảng 100 – 230 calo hoặc hơn tùy vào lượng chất béo, đường. Nếu sữa chua có thêm các thành phần khác như siro, mật ong, trái cây,..thì lượng calo sẽ tăng lên. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì tốt nhất duy trì lượng calo ổn định, nằm trong khoảng 100 đến 150 calo.

Chất đạm:

Bản chất của protein không tăng lượng đường trong máu mà nó lại tạo cảm giác no lâu, khi cơ thể tiêu thụ cùng carbohydrate, lại có khả năng ổn định và giảm thiểu lượng đường huyết.

Carbohydrate:

Carbohydrate (carbs) là một trong những chất dinh dưỡng có tác động nhiều nhất đến lượng đường trong máu, trong sữa chua thì carb xuất hiện trong dạng đường lactose. Còn đối với người bị tiểu đường, hàm lượng 10-15g carbs là một bữa ăn nhẹ lý tưởng, đặc biệt là dòng sữa chua không sữa như được làm từ hạnh nhân, sữa đậu nành, thì hàm lượng carbs rất thấp

Chất béo:

Chất béo có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ glucose, bổ sung vitamin D, canxi. Trong sữa chua, chất béo là dạng chất béo bão hòa, đây là dạng chất béo không tốt cho tim mạch. Với những bệnh nhân tiểu đường thị khi tiêu thụ sữa chua nên chọn loại có chứa chất xơ và chất béo không bão hòa như các loại sữa chua tách béo, sữa chua ít béo, sữa chua nguyên kem.

Các lợi khuẩn Probiotics:

Probiotics là một thành phần sinh ra trong quá trình lên men sữa chua, gồm một hỗn hợp vi khuẩn sống và nấm men, có lợi cho hệ tiêu hóa.

Nhiều báo cáo dinh dưỡng chỉ ra rằng người bị tiểu đường tuýp 2, tiêu thụ 100g sữa chua probiotic mỗi ngày sẽ giúp giảm đường huyết, cholesterol và huyết áp so với những người không ăn sữa chua.

3. Thời điểm vàng mỗi ngày để ăn sữa chua:

Để việc tiêu thụ sữa chua diễn ra tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên lưu ý các thời điểm vàng sau để ăn sữa chua có tác dụng tốt nhất.

Exit mobile version