Cách bảo quản các loại sữa đúng cách và hiệu quả

1. Thời gian bảo quản và sử dụng sữa:

Sữa tươi mới được vắt ở nhiệt độ từ 35 – 37 độ C và dù bạn có tuân thủ điều kiện vệ sinh trong quá trình vắt sữa thì vẫn luôn có một số vi khuẩn tồn tại nhất định trong sữa – đây chính là nguyên nhân khiến cho sữa dễ bị chua cũng như nhanh chóng bị hỏng.

Hơn nữa, tùy theo phương pháp xử lý sữa mà bạn cần chú ý đến thời gian bảo quản và sử dụng sữa như sau:

Sữa tươi thanh trùng:

Sữa tươi thanh trùng chủ yếu được đóng trong túi nilong hoặc chai nhựa, và thường có thời gian sử dụng rất ngắn, khoảng 3 – 7 ngày. Ngoài ra, loại sữa này còn cần phải được bảo quản lạnh từ 2 – 4 độ C và nên sử dụng sớm nhất có thể sau khi mở nắp sữa 24 tiếng.

Thời gian bảo quản và sử dụng sữa tươi thanh trùng

Sữa tươi tiệt trùng:


Sữa tươi tiệt trùng được sản xuất theo công nghệ hiện đại, chủ yếu được đóng trong hộp giấy mà không cần phải giữ lạnh trước khi dùng và được khuyến nghị là nên dùng hết trong vòng 48 tiếng sau khi mở hộp.

Tuy nhiên, đối với sữa tươi tiệt trùng được sản xuất theo phương pháp thủ công ở các hộ gia đình (nghĩa là nấu sữa lên sau khi vắt để diệt khuẩn), thì có xu hướng đựng sữa trong các chai nhựa nên cần phải được giữ lạnh và hãy dùng càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ là được.

2. Cách bảo quản sữa tươi còn nguyên hộp:

Cách bảo quản sữa tươi còn nguyên hộp rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì.

Ví dụ: Sữa tươi thanh trùng thì cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, trong khi sữa tươi tiệt trùng thì có thể đặt ở nhiệt độ phòng nhưng cần phải thoáng mát và chỗ càng tối càng tốt.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản sữa không nên xếp chồng hoặc đặt vật dụng quá nặng lên sữa, vì sẽ làm hỏng bao bì đựng sữa cũng như chất lượng bên trong sữa.

3. Cách bảo quản sữa tươi khi đã mở và dùng dở:

Với sữa tươi sau khi đã mở và đang dùng dở, thì bạn cần phải đậy nắp kín hoặc bịt kín miệng bịch sữa và đặt trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 6 độ C. Đồng thời, hãy cố gắng sử dụng sữa càng sớm càng tốt, vì một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay cả trong điều kiện bảo quản bên trong tủ lạnh.

Bạn nên uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, giúp ích cho sức khỏe, đồng thời hãy cố gắng uống sữa càng sớm càng tốt sau khi mở nắp chai (hoặc bịch) sữa để cảm nhận được hương vị thơm ngon nhất.

4. Cách bảo quản sữa bột:

Nếu bạn có xu hướng chọn dùng sữa bột thì hãy tham khảo một số cách bảo quản loại sữa này như sau:

Bảo quản sữa bột ở nơi khô ráo:

Chất dinh dưỡng trong sữa bột có thể bị suy giảm khi điều kiện bảo quản không thích hợp như không khí quá ẩm thấp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp nhiều giờ liền hoặc đặt cạnh ở những vật dụng có nhiệt độ cao như tủ lạnh và bếp nấu ăn. Vì thế, bạn hãy bảo quản sữa bột ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tốt nhất là ở nhiệt độ phòng dưới 25 độ C.

Đóng (đậy) chặt nắp hộp sữa khi không sử dụng:

Sau khi mở nắp hộp sữa, bạn cần đậy kín cẩn thận để hạn chế hơi nước từ không khí cũng như côn trùng và bụi bẩn có thể rơi vào bên trong hộp sữa, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Nếu như sữa bột bị ẩm ướt do bạn không đậy nắp kĩ, thì có thể sẽ xuất hiện một số vi khuẩn gây hại cho sức khỏe và làm giảm hương vị sữa khi uống.

Không nên để sữa trong tủ lạnh:

Hầu hết, các loại sữa bột đều được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng có một số người lại bảo quản chúng bên trong tủ lạnh.

Đây là cách bảo quản không đúng, vì môi trường ẩm bên trong tủ lạnh sẽ khiến cho sữa bột dễ bị ẩm mốc hơn, xuất hiện tình trạng vón cục và biến chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Chia nhỏ lượng sữa bột:

Khi bạn chọn mua sữa bột có trọng lượng lớn, thì hãy chia nhỏ lượng sữa bột vào những hũ thủy tinh hoặc hộp kín để tiện cho việc sử dụng. Cách làm này cũng hạn chế hơi nước từ không khí bên ngoài – nguyên nhân khiến cho sữa dễ bị ẩm.

5. Lưu ý khi bảo quản sữa:

Nhìn chung, khi bảo quản bất kì loại sữa nào mà gia đình bạn đang sử dụng, thì hãy lưu ý một số vấn đề cơ bản như sau:

  • Tránh bảo quản sữa ở những nơi có nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc ở những khu vực có nhiệt độ cao như nhà bếp, kể cả những nơi có đặt thiết bị điện phát ra nhiệt như tủ lạnh và tivi. Nhiệt độ nóng dễ phá hủy một số vitamin có trong sữa, nhất là vitamin D.
  • Nên bảo quản sữa tươi ở ngăn mát tủ lạnh dưới 6 độ C và hãy ưu tiên đặt ở những vị trí có hơi lạnh tỏa đều bên trong tủ.
  • Thậm chí, bạn hãy bố trí sữa tươi ở một ngăn cố định trên trong tủ lạnh hoặc trong ngăn đông mềm thực phẩm để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ các loại thực phẩm khác trong suốt quá trình bảo quản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *