Site icon Cộng đồng người dùng sữa Việt Nam 24H

Công dụng của việc làm đẹp bằng sữa chua không đường

1. Cần biết gì khi đắp mặt nạ sữa chua không đường?


Nếu muốn thử đắp mặt nạ sữa chua không đường tại nhà, điều quan trọng là người dùng cần phải hiểu về các đặc tính và rủi ro liên quan đến phương pháp làm đẹp này, cũng như các thành phần kết hợp khác mà người dùng muốn thử cùng với sữa chua.

1.1. Chọn loại sữa chua phù hợp:

Khi thử đắp mặt nạ sữa chua, người dùng có thể cân nhắc thử nghiệm các loại sữa chua và thành phần khác nhau dựa trên kết quả mà bạn đang mong muốn đạt được.

Bạn nên sử dụng sữa chua nguyên chất, không có hương vị để đắp mặt nạ. Sữa chua làm từ sữa bò thông thường có chứa nhiều canxi hơn các loại khác. Thực tế, sữa chua Hy Lạp có kết cấu đặc hơn do không chứa nhiều váng sữa nên dễ thoa lên da hơn.

Nếu bạn dị ứng sữa bò, có những lựa chọn sữa chua khác để xem xét như: sữa chua có nguồn gốc từ thực vật như sữa chua từ hạnh nhân và sữa dừa, sữa chua làm từ sữa dê.

1.2. Kết hợp với mật ong:

Nghiên cứu cho thấy mật ong là một nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng tự nhiên. Các protein có trong mật ong thể giúp điều trị da khô, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị nếp nhăn da, đồng thời phục hồi lớp bề mặt của da, còn gọi là lớp biểu bì. Ngoài ra, mật ong còn hoạt động như một chất chữa lành vết thương đầy tiềm năng, đặc biệt là trong trường hợp bị bỏng.

1.3. Kết hợp với nghệ:

Nghệ là một loại gia vị có tác dụng chống viêm, được ghi nhận với tác dụng điều trị các tình trạng viêm da, chẳng hạn như: mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

1.4. Kết hợp với nha đam:

Nha đam thường được biết đến nhiều nhất như một phương thuốc chữa cháy nắng. Hơn nữa, nha đam còn có thể điều trị mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Nha đam cũng có thể giúp dưỡng ẩm cho da khô. Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ nhanh vào da khiến nha đam cũng trở thành một lựa chọn tốt cho da nhờn.

2. Đắp mặt nạ sữa chua không đường có tác dụng gì?

2.1. Cung cấp thêm độ ẩm:

Kết cấu dạng kem của sữa chua giúp khóa độ ẩm cho làn da của bạn.

2.2. Làm sáng da:

Đắp mặt nạ sữa chua có thể làm sáng da của người sử dụng. Sẹo do mụn trứng cá, sạm da do ánh nắng mặt trời hay có các đốm đồi mồi sẽ dẫn đến tình trạng màu da không đều. Sữa chua sẽ giúp làm đều màu da hiệu quả, đặc biệt khi có sự trợ giúp của các chế phẩm sinh học tự nhiên.

2.3. Bảo vệ da khỏi tia UV:

Các nghiên cứu ủng hộ về tiềm năng của sữa chua trong việc cải thiện các đốm đồi mồi do tác hại của ánh nắng mặt trời. Theo đó, nghiên cứu năm 2015 còn cho thấy sữa chua có thể giúp giảm thiểu tác động của tia cực tím (UV) ngay từ đầu khi chúng vừa tiếp xúc với da.

Người ta cho rằng sữa chua có thể giúp da tạo ra một hàng rào trung hòa gốc tự do, giúp chống lại lão hóa da, do đó làm giảm thiểu các nguy cơ hình thành những đốm đồi mồi và nếp nhăn trên da do ánh nắng mặt trời.

2.4. Tăng độ đàn hồi:

Khi bạn già đi, làn da của bạn sẽ tự nhiên mất đi lượng collagen – một loại protein giúp thúc đẩy độ đàn hồi. Đắp mặt nạ sữa chua không đường có thể giúp khôi phục độ đàn hồi, đồng thời cải thiện vẻ ngoài tổng thể của da.

Tăng độ đàn hồi cho da cũng là một cách để giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn do sữa chua, giúp điều chỉnh sự xuất hiện của các tế bào biểu bì da, vị trí các nếp nhăn nổi lên rõ nhất. Bên cạnh đó, men vi sinh trong sữa chua còn có thể giúp bảo vệ da chống lại các dấu hiệu lão hóa.

2.5. Ngừa mụn:

Probiotics trong sữa chua giúp chống lại vi khuẩn P.acnes – nguyên nhân gây ra các tổn thương mụn do viêm da. Men vi sinh làm giảm viêm đáng kể, do đó có thể làm dịu mụn và giúp ngăn ngừa mụn trong tương lai.

2.6. Điều trị các tình trạng viêm da khác:

Tác dụng chống viêm tương tự được tìm thấy trong men vi sinh được cho là giúp điều trị các tình trạng viêm da khác bao gồm: bệnh rosacea, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

2.7. Điều trị nhiễm trùng da:

Người ta cho rằng sữa chua có các đặc tính kháng vi khuẩn giúp điều trị nhiễm trùng da. Tuy nhiên, không nên khuyến cáo người bệnh đắp mặt nạ sữa chua lên vùng da bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Exit mobile version