Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?

1. Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của thực phẩm này chứa một lượng lớn lợi khuẩn mang tên Probiotic. Do đó, sữa chua có tác dụng điều hòa nhu động ruột, đẩy lùi chứng tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch cho cơ thể con người.

Khi ăn sữa chua, các vi khuẩn có lợi sẽ theo đường thực quản đi tới hệ tiêu hóa và bám vào niêm mạc dạ dày. Tại đây, nó sẽ sẽ tiết ra nhiều loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kìm hãm những vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng có tính kiềm và đặc tính mát nên khi nó được dung nạp vào cơ thể người sẽ giúp làm dịu đi những tổn thương tại hệ tiêu hóa và cả đẩy lùi các các cơn trào ngược dạ dày.

Chính bởi vậy với thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không thì câu trả lời là có và nên ăn thường xuyên. Tùy vào sở thích của mình mà bạn có thể chế biến thực phẩm này theo nhiều cách khác nhau, có thể là ăn trực tiếp hoặc dùng chung với hoa quả tươi khác,..

2. Một số lưu ý khi ăn sữa chua cho người bị trào ngược dạ dày:

Để đạt hiệu quả tối đa khi ăn sữa chua cũng như để đảm bảo an toàn, người bị trào ngược cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Lựa chọn loại sữa chua của nhãn hàng uy tín, có chứa nhiều dưỡng chất và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Bảo quản sữa chua theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có thể bảo toàn được các lợi khuẩn.
  • Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên lăn khoảng 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để có thể đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Không ăn sữa chua khi bụng đang đói để tránh tình trạng các loại men vi sinh có trong thực phẩm này gây hại cho dạ dày.
  • Thời gian thích hợp nhất để chúng ta sử dụng sữa chua là sau khi ăn 1 giờ.
  • Nên kết hợp ăn sữa chua cùng với hoa quả, bánh mì để đa dạng thực đơn hơn.
  • Không ăn sữa chua trong trường hợp bạn đang bị xơ cứng động mạch, viêm gan, tiểu đường hay viêm tuyến tụy,…

Chú ý: Sữa chua chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Bởi vậy nó không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *