1. Người cao tuổi nên dùng sữa tươi hay sữa bột?
Người cao tuổi có thể dùng được cả 2 loại sữa, nhưng sữa bột sẽ có nhiều lợi điểm nổi bật tốt cho sức khỏe người cao tuổi hơn sữa tươi.
Sữa tươi: cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Tuy nhiên, hầu hết sữa tươi đều có chứa đường lactose. Trong khi số lượng người cao tuổi không dung nạp được đường lactose chiếm tỷ lệ khá lớn. Vì vậy, dễ gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy… cho người dùng.
Sữa bột thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hàm lượng cao hơn so với sữa tươi. Đặc biệt, sữa bột thường được tách béo và bổ sung thêm nhiều thành phần tốt cho sức khỏe người cao tuổi như chất béo tốt MUFA và PUFA rất tốt cho sức khỏe tim mạch người cao tuổi. Cùng việc tối ưu hàm lượng các thành phần trong công thức giúp đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu cho cơ thể người cao tuổi.
Vì vậy, sữa bột thường sẽ tối ưu hơn so với sữa tươi trong việc bổ sung dinh dưỡng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trên từng cá thể riêng biệt.
2. So sánh sữa bột và sữa tươi với sức khỏe người già:
2.1. Về thành phần:
Về bản chất, sữa bột cũng là từ sữa tươi. Vì vậy, những thành phần có trong sữa tươi cũng có trong sữa bột. Tuy nhiên, sữa bột sẽ có sự thay đổi về hàm lượng cũng như tỷ lệ các thành phần. Ngoài ra, trong sữa bột còn được bổ sung thêm nhiều chất khác như: chất xơ hòa tan, các chất béo tốt MUFA, PUFA… Việc bổ sung thêm các thành phần khác giúp mỗi loại sữa bột sẽ phù hợp với từng đối tượng người cao tuổi khác nhau với các nhu cầu như tăng cân, dự phòng loãng xương, bồi dưỡng sức khỏe….
2.2. Tối ưu hóa trong công thức:
Công thức sữa bột hiện nay được tối ưu hóa nhằm giải quyết một số nhược điểm người cao tuổi gặp phải khi sử dụng sữa tươi như:
- Sữa bột thường tách đường lactose, hạn chế tình trạng gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… trên người cao tuổi. Trong khi đó, sữa tươi thường chứa lactose ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của người già
- Sữa bột được tối ưu về công thức hơn: Sau tuổi 50, người lớn tuổi thường gặp các vấn đề như khó ăn, khó ngủ, xương khớp yếu, bệnh tim mạch, cholesterol cao… Dòng sữa bột y học hiện nay sẽ được tối ưu về công thức, không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị từng bệnh lý tốt hơn so với sữa tươi.
2.3. Về tính an toàn:
So với loại sữa tươi chưa được tiệt trùng, sử dụng sữa bột cho người cao tuổi sẽ an toàn hơn rất nhiều. Trong sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể người cao tuổi gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn…
2.4. Về mùi vị:
Trong khi sữa bột được thiết kế với hương vị thơm ngon, dễ sử dụng cho nhiều đối tượng, một số loại sữa tươi lại có mùi vị khá khó uống và kém ngon miệng. Ngoài ra, sử dụng sữa bột có thời bảo quản lâu hơn so với sữa tươi.
Với những đặc điểm nổi bật trên, việc sử dụng sữa bột cho người cao tuổi sẽ tốt hơn là sử dụng sữa tươi. Đặc biệt là trên đối tượng người cao tuổi có mắc kèm các bệnh lý nền như tiểu đường, suy thận, xơ gan, ung thư…
3. Hướng dẫn người cao tuổi uống sữa đúng cách:
Thời điểm nên dùng sữa: Nên uống sữa sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ từ 30 phút- 1 tiếng.
Thời điểm không nên uống sữa: Trước bữa ăn, khi đói, ngay trước và sau khi uống thuốc
Liều lượng: Mỗi ngày nên sử dụng 1-3 ly sữa.
Cách dùng:
- Với sữa tươi: bạn nên lựa chọn sữa tươi tiệt trùng hoặc thanh trùng, không sử dụng sữa chưa tiệt trùng và có thể uống trực tiếp.
- Với sữa bột: bạn cần pha chế theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, trong quá trình pha chế cần lưu ý về nhiệt độ thích hợp pha, liều lượng, cách pha và cách bảo quản đúng.
4. Tiêu chí lựa chọn sữa bột tốt cho người cao tuổi:
Lựa chọn sữa theo thành phần dinh dưỡng: Sữa bột cho người cao tuổi cần đảm bảo cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho người cao tuổi bao gồm: Các nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo…
Lựa chọn sản phẩm sữa theo tình trạng sức khỏe: Để tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng, nên lựa chọn sữa bột theo tình trạng sức khỏe của từng người cao tuổi:
- Với người cao tuổi mắc bệnh liên quan đến tim mạch: Chọn sữa có thành phần chất béo tốt cho tim mạch như MUFA, PUFA, Omega 3, Omega 6.
- Với người cao tuổi loãng xương: Chọn sữa có lượng canxi, photpho, vitamin D đáp ứng theo khuyến cáo về dự phòng loãng xương cho người cao tuổi.
- Với người bị tiểu đường: Chọn sữa có chỉ số GI < 55
- Với người cao tuổi không dung nạp lactose: Chọn sữa không có lactose.
Hương vị thơm ngon, dễ uống: Vị giác và khứu giác của người cao tuổi suy giảm dần theo độ tuổi. Do đó, nên chọn sữa có mùi thị thơm ngon, dễ uống, phù hợp khẩu vị người cao tuổi. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên chọn sữa quá ngọt.
Lựa chọn thương hiệu uy tín: Để đánh giá thương hiệu uy tín, có thể đánh giá thông qua các thông tin như: Thương hiệu lâu đời/có tên tuổi, thương hiệu đạt giấy chứng nhận về chất lượng, đạt giải thưởng về hiệu quả sử dụng, được nhiều người tin dùng…
Dễ pha chế và sử dụng: Ngoài ra, vì đối tượng sử dụng là người cao tuổi, có thể họ phải tự pha chế vì vậy nên lựa chọn sữa bột có cách pha chế đơn giản và dễ sử dụng.