Người già nên uống sữa khi nào?

1. Người già nên uống sữa khi nào?


Sữa là thức uống quen thuộc, nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Việc lựa chọn thời gian sử dụng phù hợp sẽ giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng trong sữa, cũng như hạn chế các ảnh hưởng không mong muốn như đầy bụng, khó chịu, mất ngủ…

1.1. Uống sau bữa ăn:

Uống sữa sau bữa ăn 1-2 tiếng là một lựa chọn tốt cho người cao tuổi vì lúc này sữa được cơ thể hấp thu tốt nhất. Nếu uống trước bữa ăn có thể khiến người già no, dẫn đến chán ăn và gây thiếu hụt chất dinh dưỡng được bổ sung qua thực phẩm.

Tuy nhiên, với người cao tuổi bị đái tháo đường cần kiểm soát chỉ số đường huyết, cần lưu ý không nên uống sữa sau bữa ăn. Khi đó, lượng tinh bột sẽ cao gấp đôi bình thường và dẫn đến tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, với người cao tuổi bị  tiểu đường, có thể sử dụng sữa để thay thế bữa chính (trường hợp khó ăn uống, kém hấp thu) hoặc bữa phụ ( giữa sáng, xế chiều hoặc buổi tối).

Như vậy, bạn cần dựa vào tình trạng sức khỏe của người cao tuổi để quyết định nên uống sữa trước hay sau bữa ăn.

1.2. Uống sữa 30 phút- 1 tiếng trước khi ngủ:


Với tham vấn người già uống sữa lúc nào là tốt Các chuyên gia khuyên rằng, người cao tuổi nên uống sữa 30 phút – 1 tiếng trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân là nhờ 2 hoạt chất tryptophan và melatonin có trong sữa.

  • Tryptophan tham gia vào quá trình sản xuất serotonin là chất giúp cải thiện trạng tâm trạng, thư giãn thần kinh và sản xuất hormone melatonin.
  • Melatonin điều chỉnh nhịp sinh học để cơ thể sẵn sàng bước vào thời gian ngủ từ đó giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon hơn, cải thiện được tình trạng lo âu, trầm cảm thường xuất hiện trước  giấc ngủ.

Do đó, người cao tuổi gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay bị tỉnh giấc giữa đêm nên uống sữa trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng sẽ đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt.

1.3. Uống sữa sau khi tập luyện:

Sau khi tập luyện, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo hơn khi tiêu hóa protein. Sữa là đồ uống giàu protein, nên việc sử dụng sữa sau khi luyện tập sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác no sau bữa ăn. Vì vậy, góp phần làm giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày.

Theo nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Trung tâm Y tế Đại học McMaster (Canada): Uống sữa sau luyện tập giúp tăng khối lượng cơ và giảm khối lượng chất béo tích tụ.

Uống sữa sau khi luyện tập là cách hỗ trợ người cao tuổi đang mắc các bệnh lý liên quan đến béo phì như mỡ máu, gan nhiễm mỡ…Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sữa sẽ gây phản tác dụng, dẫn tới tình trạng dư thừa calo và béo phì.

2. Người già không nên uống sữa khi nào?

Sau khi tìm hiểu người già uống sữa vào lúc nào tốt cho sức khỏe thì có một số thời điểm người cao tuổi cần hạn chế và không sử dụng sữa như:

  • Không uống sữa trước bữa ăn: Uống sữa trước bữa ăn có thể khiến người già no, không muốn ăn khi đến bữa.
  • Không nên uống sữa khi đói: có khá nhiều người già cao tuổi gặp vấn đề liên quan đến khả năng dung nạp lactose. Vì vậy, nếu dùng sữa lúc đói sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa thể tiêu chảy.
  • Nên uống sữa cách xa thời điểm dùng thuốc: Thời điểm uống sữa và uống thuốc cần cách xa nhau vì có thể sẽ xảy ra các phản ứng tương tác thuốc. Trong thành phần của sữa có chứa các khoáng chất như canxi, sắt và nhiều nguyên tố vi lượng. Đây là thành phần sẽ dễ tương tác tạo thành các hợp chất hoặc muối không hòa tan làm giảm hiệu quả sử dụng của thuốc.
  • Không uống sữa sau khi sử dụng một số thực phẩm (hải sản, socola): Sự kết hợp giữa socola và sữa sẽ khiến canxi và acid oxalic tương tác với nhau tạo hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể, đồng thời làm giảm lượng canxi được hấp thu gây loãng xương. Sữa và hải sản là hai thực phẩm khi sử dụng cùng nhau rất dễ gây rối loạn tiêu hóa thể tiêu chảy và tăng nguy cơ sỏi thận.

3. Lưu ý đem lại hiệu quả khi sử dụng sữa ở người cao tuổi:

  • Không uống sữa để thay cho bữa ăn chính: Tuy nhiên, với người cao tuổi ốm yếu, khó nhai nuốt hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa dẫn đến khó hấp thu thực phẩm có thể uống sữa để thay thế bữa ăn chính.
  • Lượng sữa uống mỗi ngày phải cân đối: Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và đáp ứng đủ nhu cầu về các nhóm chất dinh dưỡng, lượng sữa người cao tuổi uống mỗi ngày cần cân đối với lượng thực phẩm. Đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, mỡ máu, cholesterol cao… để giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết hoặc thừa cân/béo phì do sử dụng nhiều sữa.
  • Uống nhiều nước dự phòng sỏi thận: Nếu người cao tuổi uống sữa có hàm lượng canxi cao, cần uống nhiều nước hàng ngày để dự phòng lắng cặn tạo sỏi thận.
  • Với người cao tuổi thiếu men lactose: Người cao tuổi thiếu men lactose khi uống sữa sẽ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, cần giảm lượng sữa mỗi lần uống (100ml/lần), chia thành nhiều bữa nhỏ sau đó tăng dần lượng dùng theo ngày dựa trên đáp ứng của cơ thể.
  • Không nên uống quá nhiều sữa: Người cao tuổi chỉ nên uống 300-500ml sữa/ ngày để cung cấp vừa đủ nhu cầu cho cơ thể hoặc theo khuyến cáo từ nhà sản xuất hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *