Site icon Cộng đồng người dùng sữa Việt Nam 24H

Nguyên nhân sữa bột bị vón cục và tác hại của chúng

1. Nguyên nhân khiến sữa bột bị vón cục:

1.1. Sữa để lâu, quá hạn sử dụng:

Nhiều phụ huynh thường có thói quen tích trữ nhiều sữa trong một lần để dành sử dụng dần để tiện hơn trong việc chăm sóc trẻ. Điều này vô tình lãng quên các hộp sữa nằm ở các góc khuất trong kệ, tủ,… Sữa quá hạn hoặc đã mở nắp phải tiếp xúc với không khí lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng vón cục.

1.2. Bảo quản không đúng cách:

Bên cạnh đó, biện pháp bảo quản cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa. Theo nguyên nhân khách quan, phần hàn miệng sữa hoặc nắp sữa không may bị bong ra trong quá trình đóng gói hay vận chuyển. Sau một thời gian tiếp xúc với hơi ẩm từ bên ngoài khiến sữa bột bị vón cục.

1.3. Sữa kém chất lượng:

Mặc dù nước ta đã áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt về kiểm định chất lượng sữa và phân phối trên thị trường. Thế nhưng nhiều đối tượng gian thương vẫn tìm cách trà trộn nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái vào các cửa hàng và từ đó đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất vì lợi nhuận trước mắt đã hạ chất lượng sản phẩm sữa để tối ưu chi phí nhằm thu lợi. Đồng thời cố tình phân phối các loại sữa không đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ra thị trường.

1.4. Sữa để lâu, quá hạn sử dụng:

Hạn sử dụng của sữa bột tính từ thời điểm mở hộp là 1 tháng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc khi mở hộp thì hạn sử dụng in trên bao bì của sản phẩm sẽ không còn giá trị. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý chi tiết này để tránh cho con uống sữa quá hạn nhé!

2. Có nên tiếp tục dùng sữa bột bị vón cục?


Những sản phẩm sữa bột bị vón cục không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu thì chắc chắn không nên dùng. Vì đó là dấu hiệu của sự biến đổi, hoặc phân hủy của các thành phần có trong sữa trở thành các chất không có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là môi trường tốt cho các loại nấm mốc, vi khuẩn hay côn trùng sinh trưởng.

Để bảo vệ sức khỏe gia đình, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, phụ huynh đừng đắn đo mà hãy cho con ngưng sử dụng sữa bột ngay khi thấy hiện tượng vón cục. Quyết định trên của bố mẹ sẽ giúp con tránh khỏi những rối loạn về tiêu hóa cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

3. Tác hại khi tiếp tục dùng sữa bột bị vón cục:

3.1. Tiêu chảy:

Hệ tiêu hóa của trẻ khi gặp phải các chất khó tiêu hoặc bị nhiễm độc do các vi khuẩn, vi sinh vật,… gây ra, phần lớn sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Thông thường, phản xạ sốt sẽ luôn xuất hiện kèm theo, kết hợp với yếu tố tác động xấu thậm chí có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tử vong.

3.2. Co thắt dạ dày:

Tình trạng co thắt dạ dày sẽ gây nên những cơn đau bụng kéo dài từng đợt, có thể kèm theo cảm giác sôi bụng, đầy bụng,… Vì vậy, ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện kêu đau bụng, quấy khóc hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

3.3. Nôn mửa:

Một phần lượng thức ăn không thể tiêu hóa do có chứa chất gây hại hoặc hệ tiêu hóa gặp tổn thương sẽ bị tống ngược trở lại. Vì vậy trẻ sẽ có biểu hiện nôn mửa do cơ thể lúc này chỉ muốn nhanh chóng đào thải các tác nhân gây hại ra ngoài.

Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu tím tái, nôn vọt, nôn mọi thứ, ngủ li bì khó đánh thức,… đó chính là dấu hiệu báo động trẻ đang trong tình trạng nguy hiểm.

3.4. Ngộ độc thực phẩm:

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm do sữa bột trẻ em thường không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng ngộ độc có thể tiến triển nặng trong thời gian ngắn bởi sức đề kháng trẻ còn non yếu.

Chưa kể đến các tác nhân gây hại như chất độc từ thực phẩm, vi khuẩn,… có thể đi theo mạch máu đến toàn bộ các cơ quan, khiến trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, suy gan, thận cấp,…

4. Một lưu ý khi bảo quản tránh sữa bột bị vón cục:

Để giúp trẻ được bổ sung dinh dưỡng một cách an toàn, phòng ngừa các nguy cơ khi sử dụng phải sữa bột bị vón cục, bố mẹ nên lưu ý một vài điểm quan trọng như sau:

Exit mobile version